Chu Dịch Dịch Chú - Hoàng Thọ Kì & Trương Thiện Văn

Chu Dịch Dịch Chú
Tác giả: Hoàng Thọ Kì & Trương Thiện Văn 
NXB Khoa Học Xã Hội 2008
1458 Trang



Chu dịch ở vị trí hàng đầu của "quần kinh", đây là bộ trước tác triết học cổ điển hết sức độc đáo ra đời sớm nhất và hiện còn truyền lại của Trung Quốc. Qua vẻ khác ngoài "bói toán" thần bí, bộ kì thư chói lọi hào quang tư tưởng đầy tính tượng trưng rất sâu sắc, rất huyền ảo chứa đựng trong đó một thứ triết lí thiên biến vạn hoá, hết sức uẩn súc, hết sức phong phú. Mọi người vừa tỏ ra ngưỡng mộ lại vừa thấy "xa lạ". Vì thế mà "người nhân thấy đạo gọi là nhân, người trí thấy đạo gọi là trí, trăm họ hàng ngày đều dùng đạo mà không biết". Cùng với tiến triển của lịch sử, kể từ khi Khổng Tử "đọc dịch khiến cho cái dây da buộc cái thẻ tre đứt ba lần", qua mỗi thời đại, nhận thức của các bậc học giả về "Chu Dịch" lại một sâu sắc thêm. Không thể kể hết được các trước thuật về "dịch" học đã xuất hiện, tuy nhiên, đồng thời cũng có rất nhiều những phán đoán rối rắm, các luận thuyết gán ghép khiên cưỡng nhiều đến nỗi làm người ta mắt hoa váng đầu, khiến cho tư tưởng của "Chu dịch" vốn thuộc về "huyền học" đã bị nhuốm hết lớp này đến lớp khác cái "sắc thái phụ gia" của sự "huyễn tưởng và kì tưởng". Thượng Bỉnh Hoà tiên sinh xúc động trước tình hình này, đã cảm khái mà than rằng : "chú giải dịch" nhiều quá, chú giải "dịch" khó quá, nếu chẳng phải là người có kiến giải chính xác và thấu triệt, nêu vấn đề lên để cùng nhau trao đổi chỗ đúng, chỗ sai, cùng nhau khảo đính điều được, điều mất thì những kẻ hậu học biết dựa vào đâu mà theo vậy?".

Ở vào thời hiện nay, chúng ta phải dựa trên cơ sở biện bác, phân tích mọi luận thuyết trước kia, phát hiện khai thác một cách khoa học giá trị chân chính của bộ trước tác triết học cổ điển này để đánh giá, xác định vị trí phải có của nó trong lịch sử triết học Trung Quốc và lịch sử văn hoá thế giới. Đương nhiên, trước hết cần phải lí giải một cách chính xác một loạt các vấn đề không thể tránh né khi nghiên cứu "dịch" học, như: quá trình sáng tác "chu dịch", bối cảnh thời đại, ý nghĩa của tên sách, ý lớn của kinh, truyện cho đến quá trình lịch sử của các hệ phái "dịch" học và, ngày nay nên áp dụng phương pháp nghiên cứu nào... các vấn đề này tuy đã được bàn tới rất nhiều nhưng phần lớn đều đưa đi đến nhất trí.

Mở "chu dịch" ra, cái đầu tiên ta thấy chính là phù hiệu của bát quái, phù hiệu của 64 quẻ cùng các lời quẻ, lời hào có liên quan chặt chẽ với những phù hiệu này. Đó chính là phần "Kinh" của "Chu Dịch".

Quá trình sáng tác phần "Kinh" của "Chu dịhc" đại thể trải qua ba giai đoạn: khái niệm âm dương ra đời, bát quái được đặt ra, quẻ đồng thời soạn ra các lời quẻ lời hào.

Rất rõ ràng là bất kể là bát quái hay 64 quẻ đựơc đặt ra sau này, thì trước đó chúng cũng đều do hai âm dương ghép lại mà thành. Cho nên, nói đến việc sáng tác "Chu dịch", chúng ta không thể không bắt đầu tư hai loại phù hiệu cơ bản đó mà bàn. Sự hình thành của khái niệm "âm", "dương" là do những con người thời cổ thông qua "sự quan sát trực tiếp các hiện tượng mâu thuẫn của muôn vật trong vụ trụ và nên". "Trong khoảng trời đất mênh mông, không ngoài cái lí của một âm, một dương", trong con mắt của người xưa, trời đất nam nữ, ngày đêm, nóng lạnh, trên dưới, thắng thua..., hầu như tất cả mọi hiện tượng trong đời sống đều có những mâu thẫun phổ biến và đối lập nhau. Căn cứ vào sự quan sát trực cảm, thô sơ của mình, người xưa đã chia tách các sự vật với những sự thiên biến vạn hoá chằng chịt, phức tạp của chúng trong vũ trụ ra làm hai loại lớn am dương, đồng thời biểu thị chúng bằng hai loại phù hiệu: vật âm là "_ _", vật dương là "_". Tại sao lại dùng hai loại phù hiệu này để tượng trưng cho âm và dương?...



Đăng Ký Nhận Sách Qua Email: https://goo.gl/jH2rko

Xem thêm: Kinh Chu Dịch Bản Nghĩa - Khổng Tử

MUA SÁCH GIẤY

Giá: 650.000 vnđ

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)

Email: noluckhongngung@gmail.com

ZaloPage: https://goo.gl/adJtBX

Fanpage: https://goo.gl/HwN6iZ

Channel Youtube: https://goo.gl/RJNmEP

Nghệ Thuật Chỉ Đạo Chiến Tranh - Hồ Hán Sơn

Nghệ Thuật Chỉ Đạo Chiến Tranh
NXB Tứ Anh 1952
Hồ Hán Sơn
201 Trang


Thiên đầu tiên: Nghệ Thuật Chỉ Huy Tư Tưởng
Thiên thứ hai: Nghệ Thuật Người của Quân Nhân
Thiên thứ ba: Bảy Tư Tưởng Chiến Thắng
Thiên vạn pháp: Đạo Đức Bản Quân của Nhân Quân
Thiên nhiên năm: Khái niệm về Chính Lược và Nguyên tắc chỉ đạo Chính Lược
Thiên thứ sáu: Khái niệm về Chiến lược và nguyên tắc chỉ đạo Chiến Lược
Thiên thần Bảy: Khái niệm của Chiến tranh và Nguyên tắc Chỉ đạo Chiến Thuật
Thiên thứ tám:
- Nguyên tắc chiến đấu với Không Quân và Hải Quân
- Khái niệm về tính phí Đóng Đồn
- Khái niệm về thiết lập Chiến Khu
Thiên nâu thứ chín: Nhận thức của quân đội về chín biến quy luật của các trụ vũ trụ.

Download Artistic Chỉ Đạo Chiến Tranh - Hồ Hán Sơn .PDF

Xem hướng dẫn download tại đây


P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.


MUA SÁCH GIẤY

Giá: 199.000 vnd

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126

Mối Chúa - Đãng Khấu (Tạ Duy Anh)

Mối Chúa
Tác giả: Đãng Khấu (Tạ Duy Anh)
NXB Hội Nhà Văn 2017
304 Trang


Ồn ào quanh “Mối chúa”

Tạ Duy Anh núp dưới bút danh mới toe, Đãng Khấu, vừa cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mang tên Mối chúa. Ngay lập tức, cuốn sách bị/được giới văn chương mang ra “soi” cẩn thận. Có người kết luận hùng hồn: Văn chương Tạ Duy Anh “oách” hơn Mạc Ngôn, sánh ngang Cao Hành Kiện, nhà văn Pháp gốc Trung Quốc.

Có nghĩa là con đường đi tới giải Nobel văn chương của Việt Nam sau nhiều phen hi vọng và thất vọng bây giờ lại xanh tươi nhờ “Mối chúa” ? Bởi Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn đều là chủ nhân giải Nobel văn chương các năm 2000, 2012.

Vì sao phải ngụy trang?

Chỉ bằng một lời giới thiệu ngắn về Mối chúa trên trang cá nhân mà gom đến vài tên tuổi lừng lững của văn chương thế giới, nhà văn Phạm Lưu Vũ đã kích thích sự tò mò, phấn khích của nhiều người: Nhất định tìm cách khám phá cuốn sách này. Tuy nhiên, người đưa Đãng Khấu lên mây xanh cũng gặp phải những phản hồi khác: “Phạm Lưu Vũ biến ông này (Đãng Khấu-pv) thành người khổng lồ thì ghê gớm quá”! Nhân tiện nhà văn Phạm Lưu Vũ cũng “ra đòn” với Trần Đức Tiến khi tác giả “Linh hồn bị đánh cắp” có bài giới thiệu về “Mối chúa” đăng trên báo đàng hoàng: “Trần Đức Tiến cũng là nhà văn mà không biết đọc sách. Bài viết ngu hơn anh giáo giảng văn… cấp 1”. Nói thế hóa ra xúc phạm những giáo viên dạy văn cấp 1 và vô tình làm hại “Mối chúa”. Nếu một tác phẩm mà những người có trình độ nhất định như giáo viên dạy văn cấp 1 không có khả năng đọc, hiểu được lớp vỏ bên trong thì tác phẩm ấy có lẽ cũng khiến phần đông độc giả tự sợ mà… chạy. Nhưng qua chính Đãng Khấu mới hay, Phạm Lưu Vũ đã nhanh nhảu “mắng” oan Trần Đức Tiến. Buộc phải viết một bài giới thiệu nhạt hoét về “Mối chúa” cũng là một sự tự hạ mình của Trần Đức Tiến. Chẳng qua vì nể và thương bạn, nên “nhà văn đoạt nhiều giải thưởng văn học nhất Vũng Tàu” đã chấp nhận viết hộ Tạ Duy Anh một bài thiếu muối về cuốn sách. Bây giờ, khi Trần Đức Tiến bị dư luận “ném đá” chính Tạ Duy Anh lại thấy mình có nghĩa vụ phải thanh minh cho đồng nghiệp đàn anh bằng một bài viết nghe nói sẽ đăng trên trang Trần Nhương: “Trần Đức Tiến phải chấp nhận “giả ngố” để chỉ kể lại nội dung cuốn sách theo hướng viết về môi trường một cách hiền lành”.

Vì sao Tạ Duy Anh, tức Đãng Khấu, lại muốn ngụy trang đứa con của mình như vậy? Lão Tạ tâm sự: “Mình chỉ giúp nó (tức “Mối chúa”-pv) trưởng thành để “nó” ra ngõ không bị cho vào rọ ngay. Mình làm cách nào để nó ra khỏi ngõ, đến được ngoài đường, lên được xe bus. Chứ mình mặc áo đắt tiền cho “nó”, ra ngoài bị trấn liền”. Đó cũng là lí do vì sao Tạ Duy Anh không dùng bút danh vốn đã đình đám của mình mà lại phải tránh tên trong “Mối chúa”: “Đãng: Trừ hại; Khấu: Trộm cướp. Đãng Khấu nghĩa là trừ trộm cướp. Tên thật của tôi là Đãng (Tạ Viết Đãng-pv)”. Lão Tạ đang chờ đến hồi tái bản sách, sẽ chuyển sang tên Tạ Duy Anh: “Tôi có muốn tên Đãng Khấu đâu, để Đãng Khấu cho bớt bị để ý”. Nhà văn bật mí: Vẫn còn cuốn tiểu thuyết viết ra từ năm 2004 đến giờ không in được, vì “nó bị lộ vở hết rồi”. Thế nên “Mối chúa” cứ âm thầm ra đời, đến lãnh đạo nhà xuất bản nơi Tạ Duy Anh làm việc cũng không biết luôn. Bây giờ thì “Mối chúa” đã từ “ngõ ra đường” an toàn, có lên được xe bus hay lên được máy bay bay qua biên giới hay không, Tạ Duy Anh vô can?!
Đồ sộ nhất theo nghĩa đen

Giới văn chương rỉ tai nhau: Mối chúa là tác phẩm hoành tráng nhất của Tạ Duy Anh từ trước tới giờ. “Cha đẻ” cuốn tiểu thuyết chỉ xác nhận một vế: “Tôi chỉ có thể nói đồ sộ theo nghĩa đen, ở khổ giấy bình thường, nó rơi vào khoảng 450 trang, chả dày à? Còn đồ sộ theo nghĩa khác làm sao tôi đánh giá được, tôi vô can. Nhà văn có mỗi một quyền là sinh “con”, trong khi “nó” chưa thành “đứa trẻ con”, có thể bồi bổ, siêu âm, thấy có dấu hiệu nọ kia thì nắn “nó” từ trong ấy. Còn đã sinh ra rồi thì thôi. Lần tái bản sau nếu “nó” có cái mụn, cái sẹo thì mình sẽ làm sạch đi còn mặt “nó” vẫn thế, không thay đổi được”.

Đây là cuốn sách Tạ Duy Anh lầm lì viết suốt ba năm, không quản ngày đêm. Phạm Lưu Vũ phát hiện: “Mối chúa” là kiểu tiểu thuyết lồng trong tiểu thuyết, với lối viết đậm chất Kafka (“Kafka dùng một chữ cái để đặt tên nhân vật (Mr.K) còn Tạ Duy Anh dùng 3 chữ cái: Mr.Đại”). Tạ Duy Anh giải thích giản dị hơn: “Cuốn sách này nhằm đính chính một cuốn sách khác đã từng ra đời. Kết cấu có hai giọng kể, một giọng kể của mình, một giọng kể với danh nghĩa là mình trích lại, mình chuyển lại tác phẩm mà mình phản biện kia”.

Có rất nhiều suy luận, đồn đoán về “Mối chúa”, Đãng Khấu giải thích: “Mối chúa là một nhân vật không có thật, là một lốt người. Với tất cả các chỉ dẫn thì bạn đọc phải hiểu mối chúa không phải một ông ở trong một công ty nào đó, bởi công ty nào có khả năng thắt cổ ngân hàng, tạo ra một thể chế nhỏ? Đó chắc chắn phải là một nhân vật cực khủng. Một con mối chúa có thể tạo ra triệu con mối con để tàn phá”. Tôi hỏi Đãng Khấu: “Thế nếu ai đó nghĩ mình là mối chúa thì sao?”. Nhà văn đáp: “Đó là chuyện bình thường, làm sao kiểm soát được?”. Anh nói vui: “Nếu Puskin sống dậy đọc những bình luận của độc giả về tác phẩm của mình có khi cũng hoảng hốt tự hỏi: “Mình có viết thế này đâu?’. Đó chính là sự kỳ diệu. Sáng tác không dừng lại mà tiếp tục tồn tại trong độc giả, độc giả sẽ sáng tác tiếp. Người ta cảm nhận vẻ đẹp của sách theo những cách khác nhau. Vậy là một cuốn sách có thể phóng chiếu hàng ngàn hình ảnh khác nhau”.


Download Mối Chúa - Đãng Khấu (Tạ Duy Anh).PDF

Xem thêm: Tuyển Tập Tự Lực Văn Đoàn - Tạ Duy Anh


Xem hướng dẫn download tại đây

P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. 
Giảm thêm 5% khi like fanpage và đặt hàng qua fanpage. Thanks các bạn nhiều nha.

MUA SÁCH GIẤY


Giá: 299.000 vnđ 

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com

Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126

Việt Nam Vĩnh Xuân Nội Gia Quyền Pháp - Nguyễn Ngọc Nội (4 Tập)

Việt Nam Vĩnh Xuân Nội Gia Quyền Pháp 
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nội 
NXB Đại Học Sư Phạm 2010
4 Tập

Trên thế giới, trong 40 năm trở lại đây đã có rất nhiều cuốn sách viết về môn Vịnh Xuân, chủ yếu viết về Vịnh Xuân Hồng Kông và Vịnh Xuân Phật Sơn, chẳng hạn như cuốn “Wing Tsun Kuen” của Lương Đĩnh (1978), “116 Wing Tsun Dummy Techniques” của Diệp Chẩn (1981), “Complete Wing Chun” của Robert Chu, Rene Ritchie, và Y. Wu (1998) và nhiều các cuốn khác nữa.

Tại Việt Nam sách viết và dịch về môn Vịnh Xuân còn rất ít, có thể đếm trên đầu ngón tay. Một trong những cuốn đầu tiên có lẽ là cuốn “Con Đường Triệt Quyền Đạo” của Lý Tiểu Long do NXB Thể Dục Thể Thao dịch và xuất bản (1999). Gần đây có cuốn “Vĩnh Xuân Nội Gia Quyền Pháp” của Võ sư Nguyễn Ngọc Nội (2007), cuốn “ Vịnh Xuân Công Phu” của Võ sư Phan Dương Bình và võ sư Mạnh Thắng (2008), và cuốn “Vĩnh Xuân Dịch Kinh Nam” của Võ sư Trịnh Quốc Định (2010).

"Việt Nam Vĩnh Xuân Nội Gia Quyền Pháp" là cuốn sách của võ đường VX Nội gia quyền nên tập trung giới thiệu cho người đọc các kỹ thuật cũng như kinh nghiệm của VS Nguyễn Ngọc Nội đối với Vịnh Xuân. Đồng thời cuốn sách còn cung cấp cho người đọc lịch sử VX Việt Nam và lịch sử của dòng VX Nội gia. Nếu bạn có thời gian tham khảo bộ sách này, mình nghĩ nó cũng khá hữu ích đối với kiến thức về VX Việt Nam nói chung và VX Nội gia nói riêng.

Trích lời tác giả: "Có nhiều điều rất khó diễn đạt ra bằng văn tự, mà phải thông qua thực tế luyện tập, người thầy lý giải tại chỗ trong quá trình luyện tập. Qua đó, người tập mới có thể cảm nhận được sự tinh tế sâu xa bên trong."



BẠN CẦN HỖ TRỢ

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com

ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126

Điển Tích Chọn Lọc - Mộng Bình Sơn

Điển Tích Chọn Lọc
NXB Tổng Hợp 1989
Mộng Bình Sơn
346 Trang


Trong văn hoá truyền thống, người ta cho rằng nhìn người chính là một cách để tự soi xét mình, rằng lấy những điển tích kinh điển trong lịch sử làm tham chiếu để luận giải là một cách rất tốt để làm sáng tỏ cái ý mà mình muốn biểu đạt. Do vậy, việc nhắc đến điển cố trong thơ và văn được sử dụng nhiều; cũng được xem như một chuẩn mực.


BẠN CẦN HỖ TRỢ

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com

ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126

Tư Liệu Văn Hiến Thăng Long Hà Nội Tuyển Tập Thần Tích - Pgs. Ts. Nguyễn Tá Nhí

Tư Liệu Văn Hiến Thăng Long Hà Nội Tuyển Tập Thần Tích
Tác giả: Pgs. Ts. Nguyễn Tá Nhí & Pgs. Ts. Nguyễn Văn Thịnh

NXB Hà Nội 2010
1170 Trang


Giới thiệu:

- Thần phả thần tích là loại hình văn bản tồn tại phổ biến khắp các làng xã, nó góp phần giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về lịch sử vùng Thăng Long - Hà Nội. Nhiều bản thần phả thần tích ghi lại các câu chuyện đối nhân xử thế của cha ông ta cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, được nhiều người tôn trọng. Do vậy cần thiết có những chuyên khảo đi sâu vào nghiên cứu giới thiệu rộng rãi, nhằm giúp cho đông đảo bạn đọc ở Thủ đô và trong cả nước hiểu thêm về lịch sử truyền thống vùng đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

- Bộ sách chuyên khảo và tuyển dịch về mảng tư liệu Hán Nôm viết về lịch sử văn hóa của các di tích ở Thăng Long - Hà Nội. Khảo cứu giới thiệu một số bản Thần phả thánh tích ở Hà Nội sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều tư liệu để hiểu biết về quá trình lập làng dựng nước của nhân dân ta.

- Đề tài chọn các bản thần phả có niên đại cổ gồm các vị tôn thần được thờ ở bốn vùng ở kinh thành Thăng Long như Cao Sơn Đại vương, Linh Lang Đại vương, Huyền Thiên đại đế. Các bản thần phả ghi các vị anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Số còn lại, sẽ chọn các bản thần phả ở các quận nội thành và các huyện ngoại thành của Hà Nội.

- Cuốn sách sẽ gồm hai phần chính:

Phần thứ nhất: Bài khảo cứu tư liệu về Thần phả thánh tích ở các di tích của Thăng Long - Hà Nội. Trong phần này sẽ chú ý phân tích về giá trị của nguồn tư liệu này.

Phần thứ hai: Tuyển dịch khoảng 60 bản thần phả (Có danh sách kèm theo).

Bảng sách dẫn các thuật ngữ chuyên môn, các từ điển tích, các từ cổ, nhân danh, địa danh xuất hiện trong các bản thần phả.

BẠN CẦN HỖ TRỢ

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com

ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126

Tập San Sử Địa - Giáo Sư Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (29 Số)

Tập San Sử Địa 
Tác giả: Giáo Sư Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn
NXB Khai Trí 1975
29 Số (22 Tập)

Tập san Sử Địa là một tập san học thuật sưu tầm, khảo cứu chuyên ngành do nhóm giáo sư, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn chủ trương thực hiện, phát hành mỗi 3 tháng, với Nguyễn Nhã làm chủ nhiệm và Phạm Thị Hồng Liên quản lý, và với sự bảo trợ của nhà sách Khai Trí tại Sài Gòn. Toàn bộ Tập San Sử Địa gồm có 29 số (22 tập), được phát hành từ năm 1966 cho tới sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 thì ngừng lại.

Ban chủ biên tập san có sự tham gia của các chuyên gia như giáo sư Nguyễn Thế Anh, Bửu Cầm, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Phạm Cao Dương, Quách Thanh Tâm, Trần Anh Tuấn, Tạ Chí Đại Trường, Chen Chin Hô tức Trần Kình Hòa, Đặng Phương Nghi... Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu tham gia viết bài như Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Hảo, Vương Hồng Sển, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Đăng Thục...

Năm 2007, toàn bộ 29 số tập san Sử địa đã được tái bản dưới dạng số hóa trong một CD-ROM (ảnh) do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp thực hiện dưới sự đồng ý của tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã - nguyên chủ bút tập san. Nhân dịp tái bản lần này, giáo sư Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN - nhận định: "Tập san Sử Địa để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc về tinh thần khoa học và ý thức dân tộc của những người chủ trương tập san và các tác giả bài viết. Tính khoa học và tính dân tộc là đặc điểm bao trùm của tập san. Nhiều bài viết trên tập san thật sự là những công trình nghiên cứu có giá trị cao, sưu tầm tư liệu công phu, xử lý thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và nêu cao các giá trị văn hóa dân tộc..."



Số 1 - Tháng 1, 2, 3 - 1966

Lá thư tòa soạn
Vài lời giới thiệu của ông khoa trưởng Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Gs Trần Văn Tấn
Những lời thề của Lê Lợi - Hoàng Xuân Hãn
Đà lịch sử... - Nguyễn Phương
Lược sử chế độ xã thôn ở Việt Nam - Phan Khoang
Thử phác họa những nét đại cương về địa lý hình thể Nam Phần Việt Nam - Lâm Thanh Liêm
Tương quan giữa Sử học và Nhân chủng học - Nghiêm Thẩm
Tỉnh Định Tường ngày xưa - Phù Lang Trương Bá Phát
Xét lại nguyên nhân của các vụ loạn dưới đời Tự Đức - Phạm Văn Sơn
Đại Nam Thực Lục Chính Biên - Phan Khoang dịch
Tây Thái Hậu - Nguyên tác: Vương Thức
Giới thiệu sách báo Sử Địa

Số 2 - Tháng 4, 5, 6 - 1966

Lá thư tòa soạn
Để kiến thiết quốc gia, nghiên cứu quốc sử là công việc tối cần thiết trong lúc này - Phan Khoang
Những lời thề của Lê Lợi - Hoàng Xuân Hãn
Thuyết Mác-Xít và sự giải thích lịch sử bằng những nguyên nhân kinh tế và xã hội - Nguyễn Thế Anh
Thử phác họa những nét đại cương về địa lý hình thể Nam Phần Việt Nam - Lâm Thanh Liêm
Các sứ bộ do Triều Nguyễn phái sang nhà Thanh - Bửu Cầm
Một vài chủ trương của Triều đình Huế trong hòa ước Quý Mùi (25-8-1883) - Phạm Cao Dương
Thử trình bày một cách trắc nghiệm về môn Địa Lý áp dụng cho các lớp ở bậc trung học - Phạm Đình Tiếu
Vọng sơn niên phổ - Phụng dịch: Phạm Quý Trầm
Đại Nam Thực Lục Chính Biên (tiếp) - Phan Khoang dịch
Tây Thái Hậu (tiếp theo)- Nguyên tác: Vương Thức
Giới thiệu sách báo Sử Địa

Số 3 - Tháng 7, 8, 9 - 1966

Đặc khảo về Trương Công Định
Lá thư tòa soạn
Trương Định, dõng tướng huyện Tân Hòa - Phù Lang Trương Bá Phát
Vài giai thoại có dính líu tới cụ lãnh binh Trương Định - Lê Thọ Xuân
Thân thế và thơ văn của Nguyễn Thông - Bùi Quang Tung
Độn Am văn tập - Lãnh binh Trương Định truyện - Hồ Huân Nghiệp truyện của Nguyễn Thông
Hiện tượng Trương Công Định - Hồ Hữu Tường
Trương Công Định và đạo hiếu trung - Vương Hồng Sển
Đại Nam chánh biên liệt truyệt - Tiểu sử Trương Công Định - Tô Nam dịch
Tình hình ba tỉnh Nam Kỳ - tờ bẩm của Phạm Tiến - tờ khai của Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Đức Tánh
Giới thiệu sách báo
Hộp thư sử địa

Số 4 - Tháng 10, 11, 12 - 1966

Lá thư tòa soạn
Gốc tính của chúa Trịnh và một bức thư nôm của Trịnh Kiểm - Hoàng Xuân Hãn
Hai bức thư bằng chữ nôm về thế kỷ 17 - Bửu Cầm
Luận về Nguyễn Trãi - Phan Khoang
Một vấn đề của sử học Việt Nam: Vị trí của Đại Việt, Chiêm Thành, Phù Nam trong lịch sử Việt Nam - Tạ Chí Đại Trường
Một vài chủ trương của Triều đình Huế trong hòa ước Quý mùi (25-8-1883) - Phạm Cao Dương
Vài ý niệm về ích lợi của khoa Hải Dương Học (Océanographie) đối với ngành hàng hải - Nguyễn Hải
Đại Nam Thực Lục Chính Biên - Phan Khoang dịch
Tây Thái Hậu - Nguyên tác: Vương Thức
Hộp thư Sử Địa
Số 5 - Tháng 1, 2, 3 - 1967

Đặc khảo về phong tục Tết Việt Nam và các lân bang
Lá thư tòa soạn
Vũ trụ âm dương - Nguyễn Đăng Thục
Nhìn qua các nghi lễ Triều đình Huế - Bửu Kế
Lễ tiến xuân, nghênh xuân dưới triều Nguyễn - Phan Khoang
Giai thoại về câu đối Tết - Tô Nam Nguyễn Đình Diệm
Cảm tưởng về Tết trong Nam - Vương Hồng Sển
Tục thưởng xuân của đồng bào Chàm Hồi Giáo - Dorohiem
Bài chòi ở Bình Định - Tạ Chí Đại Trường
Cổ nhân và các tục lệ về ngày xuân - Phạm Văn Sơn
Tết Lào ở.... xứ Lào - Phạm Trọng Nhân
Lễ Tết của người Quảng Đông tại Trung Hoa và Việt Nam - Tăng Hậu, Thôi Tiêu Nhiên, Lê Thọ Xuân
Lễ Tết Nguyên Đán Chôi Chnăm Thmây của đồng bào Miên - Châu Giang Tử
Mùa lễ Tết trên cao nguyên - Nguyễn Văn Nghiêm
Xuân qua các nẻo đường Sơn Cước - Đỗ Văn Tú
Thưởng xuân trên cao nguyên với rượu cần của đồng bào Thượng - Nguyễn Trắc Dĩ
Bói đầu năm - Hồ Hữu Tường
Giai thoại về thơ khai bút - Bảng Sơn
Những lễ hội ở Hà Tiên trong ba tháng mùa xuân - Đông Hồ
Quan Thượng thưởng xuân - Phù Lang Trương Bá Phát
Tranh Tết - Nguyễn Bá Lăng
Lễ kị ông bà ngày Tết của người Chàm Bà La Môn ở Bình Tuy - Nguyễn Bạt Tụy
Thư tịch về phong tục Tết Việt Nam - X.Y.Z.
Số 6 - Tháng 4, 5, 6 - 1967

Lá thư tòa soạn
Vụ Bắc sứ năm Canh Thìn đời Cảnh Hưng với Lê Quý Đôn và bài trình bằng văn nôm - Hoàng Xuân Hãn
Vấn đề lúa gạo ở Việt Nam trong tiền bán thế kỷ XIX - Nguyễn Thế Anh
Xã hội Việt Nam trước đây có phải là phong kiến không? - Phan Khoang
Thái độ và hành động của nhân sĩ Việt Nam trong khoảng đầu thế kỷ XX - Phạm Văn Sơn
Lịch sử, sử ký, sử học. Những danh từ cần phải định nghĩa và phân biệt - Phạm Cao Dương
Các dòng hải lưu trên đại dương - Phan Đình Tần
Lịch sử bang giao Lào-Việt - Trương Bá Phát, Thái Việt Điểu
Vị trí các lăng tẩm vua Lê
Tìm hiểu về các đảng phái Việt Nam trong thời Pháp thuộc. Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Khung cảnh thiên nhiên và ảnh hưởng của nó đến đời sống nông thôn ở châu thổ Nam phần - Quách Thanh Tâm
Đại Nam Thực Lục Chánh Biên. Đệ nhất kỷ, Thực lục về Thế Tổ Cao Hoàng Đế - Phan Khoang dịch
Tây Thái Hậu - Nguyên tác: Vương Thức

Số 7 và 8 - Tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12 - 1967

Đặc khảo về Phan Thanh Giản (1796-1867)
Lá thư tòa soạn
Phan Thanh Giản đi sứ ở Paris - Trương Bá Cần.
Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp - Nguyễn Thế Anh.
Một nghi vấn về tập Tây Phù Nhật Ký - Lãng Hồ
Kinh Lược Đại Thần Phan Thanh Giản với sự chiếm cứ ba tỉnh miền Tây - Phù Lang
Chung quanh cái chết và trách nhiệm của Phan Thanh Giản trước các biến cố của Nam Kỳ cuối thế kỷ 19 - Phạm Văn Sơn
Cuộc đời Phan Thanh Giản - Trần Quốc Giám
Nhơn cuộc du xuân, may gặp kho tàng quý giá về Cụ Phan Thanh Giản - Lê Văn Ngôn
Thái độ của triều đình Huế đối với Phan Thanh Giản - T.Q.G.
Bản án của các Đại Thần nghị xử về việc để thất thủ 3 tỉnh Vĩnh Long - An Giang - Hà Tiên - Tô Nam dịch.
Lương Khê Thi Văn Thảo - Tô Nam - Mai Chưởng Đức - Mộng Tuyết thất tiểu muội trích dịch.
Bài Văn Bia ở Miếu Văn Thánh Vĩnh Long do Phan Thanh Giản soạn - Mai Sơn sưu tập
Bức thư Nôm (26-1-1837) của Phụ Thân gửi cho Phan Thanh Giản
Ý kiến bạn đọc: về địa danh Faifo - Lịch sử súng thần công - Sự tương tàn giữa gia đình hoàng tử Cảnh và vua Minh Mạng
Giới thiệu sách báo
Hộp thơ Sử Địa
Tin tức đặc biệt: Sự thành lập Hội Giáo sư Sử Địa Việt Nam
Mục lục phân tích số 7 & 8 bằng ngoại ngữ

Số 9 và 10 - Tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6 - 1968

Đặc khảo về vua Quang Trung
Lá thư tòa soạn
Việt Thanh Chiến Sử - theo Ngụy Nguyên, một sử gia Trung Quốc đời Thanh - Hoàng Xuân Hãn
Trận Đống Đa với chính nghĩa quốc gia - Nguyễn Đăng Thục
Di tích và truyền thuyết về nhà Tây Sơn - Quách Tấn
Vai trò của Nguyễn Huệ trong chế độ quân chính của Tây Sơn - Tạ Chí Đại Trường.
Chiến thắng Nguyễn Huệ trước viện binh Xiêm La - Tạ Chí Đại Trường
Dân Đại Việt ở cuối thế kỷ XVIII - Tạ Chí Đại Trường
Vua Quang Trung qua chính sử của triều Nguyễn - Tạ Quang Phát
Góp thêm về phổ hệ Tây Sơn và chân dung anh em họ - Tạ Chí Đại Trường
Tôn Sĩ Nghị trúng kế "kiêu địch" của Ngô Thời Nhậm - X.X.X.
Để so sánh các anh hùng trước Nguyễn Huệ với Nguyễn Huệ - Phạm Văn Sơn
Tây Sơn Thuật Lược - bản dịch của Tạ Quang Phát
Nguyên nhân của ngày giỗ trận và lý do hưng vong của nhà Tây Sơn - Tô Nam Nguyễn Đình Diệm
Một vài phương thuật để nghiên cứu về Tây Sơn - Hồ Hữu Tường
Vài tài liệu mới lạ về những cuộc bắc tiến của Nguyễn Huệ - Đặng Phương Nghi
Số 11 - Tháng 7, 8, 9 - 1968

Lá thư tòa soạn
Việt Nam và các Đông Ấn công ty - Nguyễn Hải
Thử tìm hiểu về Lũy Trường Dục và Lũy Đồng Hới - Ông và Bà Trần Đăng Đại
Những trương đầu của lịch sử hai xứ Thuận Quảng. Những đợt di dân đầu tiên trong cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam - Phan Khoang
Cuộc Duy Tân khởi nghĩa 1916 và Phan Thành Tài - Lê Ước (Đại Thạch)
Những bức thư chữ Nôm của Nguyễn Ánh do giáo sĩ Cadière sưu tập - Tạ Chí Đại Trường
Phép thi Hương đời Lê Trung Hưng - Nguyễn Kiến (Doãn Thành)
Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Hải Ngoại (Nguyễn Huy)
Vài nét về Trường Cổ Điển Học Ba Lê và phương pháp chép sử - Đặng Phương Nghi
Bang giao Lào Việt - Trương Bá Phát và Thái Việt Điểu
Đại Nam Thực Lục Chánh Biên - Phan Khoang
Vụ Bắc Sứ năm Canh Thìn đời Cảnh Hưng với Lê Quý Đôn và bài trình bằng chữ Nôm - Hoàng Xuân Hãn
Tây Thái Hậu - Mai Chưởng Đức
Giới thiệu sách báo
Hộp thơ Sử Địa
Mục lục phân tích bằng ngoại ngữ
Số 12 - Tháng 10, 11, 12 - 1968

Kỷ Niệm 100 năm Nguyễn Trung Trực
Lá thư tòa soạn
Nguyễn Trung Trực, dõng tướng Tân An Phủ - Phù Lang Trương Bá Phát
Xin cung hiến một ít tài liệu về Cụ Nguyễn Trung Trực - Lê Thọ Xuân
Nguyễn Trung Trực, một Kinh Kha của miền Nam - Phạm Văn Sơn
Cải chính một điều lầm tài liệu về Nguyễn Trung Trực - Đông Hồ
Đất khởi nghĩa và vài giai thoại về Nguyễn Trung Trực - Sơn Nam
Tình hình chính trị Việt Nam thời kỳ Nguyễn Trung Trực khởi nghĩa: Quan điểm của Ba Lê, Madrid và Huế về hòa ước Saigon 1862. Phản ứng của nhân dân Việt Nam. Các giáo sĩ - Nguyên bản Nguyễn Xuân Thọ, bản dịch của Nguyễn Huy
Chung quanh vấn đề viết soạn tiểu sử Nguyễn Trung Trực cũng như của các nhân vật lịch sử khác - Vương Hồng Sển
Ý kiến bạn đọc
Giới thiệu sách báo
Hộp thơ sử địa
Mục lục Tập San Sử Địa trong 3 năm (từ 1966 đến 1968)
Mục lục phân tích bằng ngoại ngữ
Phụ lục bằng Pháp ngữ
Số 13 - Tháng 1, 2, 3 - 1969

Kỷ Niệm Chiến Thắng Xuân Kỷ Dậu (Đống Đa)
Lá thư tòa soạn
Trận Đống Đa - Phù Lang Trương Bá Phát
Đống Đa, mâu thuẫn văn hóa vượt biên giới - Tạ Chí Đại Trường
Bắc Hành Tùng Ký - Hoàng Xuân Hãn
Triều đại Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo tây phương - Đặng Phương Nghi
Tài dùng binh của Nguyễn Huệ - Nguyễn Nhã
Chung quanh các cuộc chiến thắng quân Tôn Sĩ Nghị của vua Quang Trung ngày Tết năm Kỷ Dậu - Phan Khoang
Vài tài liệu về Ngọc Hân Công Chúa và Quang Trung - Tạ Quang Phát
Trái tim bất tử của Lê Chiêu Thống - Tô Nam
Cuộc giao thiệp giữa Quang Trung với Càn Long. Vụ 16 châu và xây đền Sầm Nghi Đống - Lý Văn Hùng
Những đặc điểm về Nguyễn Huệ - Phạm Văn Sơn
Giới thiệu sách báo
Mục lục phân tích bằng ngoại ngữ
Số 14 và 15 - Tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9 - 1969

Lá thư tòa soạn
Bắc Hành Tùng Ký - Hoàng Xuân Hãn
Sau ngót 150 năm. Thử giải điểm thắc mắc của An Toàn Hầu Trịnh Hoài Đức về sử địa nước nhà - Lê Thọ Xuân
Cuộc bạo hành tại Huế ngày 5-7-1885 - Vụ cướp phá hoàng cung - Cuộc đề kháng của vua Hàm Nghi và triều Đồng Khánh - Nguyễn Xuân Thọ
Nguyên nhân khô hạn ở Miền Phan - Nguyễn Huy
Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở nước Chân Lạp giữa Tiêm la và các chúa Nguyễn - Phan Khoang
Tài dùng binh của Nguyễn Huệ - Nguyễn Nhã
Địa danh, di tích lịch sử, thắng cảnh trong vùng người Việt gốc Miên - Lê Hương
Dẫn vào lịch sử - Trần Anh Tuấn
Trung Việt văn hóa luận tập - Mai Chưởng Đức dịch
Sự quan hệ của Bác Cổ Học viện đối với văn hóa nước ta - Bửu Cầm và Cẩm Hà dịch
Đông Dương Cộng sản Đảng - Tài liệu của sở mật thám Đông Dương
Giới thiệu sách báo
Ý kiến bạn đọc
Mục lục phân tích bằng ngoại ngữ
Số 16 - Tháng 10, 11, 12 - 1969

Đặc khảo Việt Kiều tại các lân bang: Miên,Thái, Lào
Lá thư tòa soạn
Việt Kiều tại Thái Lan - Đông Tùng
Sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Kiều tại Thái Lan - Đông Tùng
Thơ văn cách mạng phổ biến trong giới Việt Kiều ở Thái Lan - Đông Tùng
Đời sống Việt Kiều tại Cao Miên - Lê Hương
Việt Kiều tại Ai Lao qua các thời đại - Tùng Vân
Katay Don Sasorith, Thủ tướng Lào gốc Việt - Tùng Vân
Việt Kiều tại Ai Lao - Phạm Trọng Nhân
Việt Kiều tại Thái Lan - Châu Long
Vai trò của người Việt Nam tại bán đảo Đông Dương - Hãn Nguyên
Bắc Hành Tùng Ký - Hoàng Xuân Hãn
Cuộc tranh giành ảnh hưởng ở nước Chân Lạp giữa Tiêm La và các chúa Nguyễn - Phan Khoang
Ý kiến bạn đọc
Giới thiệu sách báo
Mục lục phân tích bằng ngoại ngữ
Số 17 và 18 - Tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6 - 1970

Lá thư tòa soạn
Đồ biểu đối chiếu lịch xưa và công lịch - Hoàng Xuân Hãn
Từ cuộc bảo hộ đến cuộc đô hộ nước Cao Miên thời nhà Nguyễn - Phan Khoang
Bài Tế Nghĩa Trủng Văn do Thoại Ngọc Hầu chủ tế cô hồn tử sĩ sau ngày đào kinh Vĩnh Tế - Nguyễn Văn Hầu
Bài vè Thủy trình từ Huế vô Sài gòn - Bùi Quang Tung
Đất phù sa và phân hóa học trong việc trồng lúa ở Nam Việt Nam - Thái Công Tụng
Quốc hiệu Việt Nam và Đại Nam - Bửu Cầm
Đọc tài liệu của Sở Mật Thám Đông Dương về Đông Dương Cộng sản Đảng - Bàng Thống và Đông Tùng
Làng Xóm - Nhất Thanh
Về các danh xưng chỉ người Chàm - Tạ Chí Đại Trường
Mục đích và ích lợi của Gia phả - Dã Lan Nguyễn Đức Dụ
Trung Việt văn hóa luận tập - Mai Chưởng Đức dịch
Phan Công Tòng - Phù Lang Trương Bá Phát
Vạn Thắng Vương - Tô Nam Nguyễn Đình Diệm
Nạn đói năm Ất Dậu (1945) - Tăng Xuân An
Đất đai nước ta về đời Hùng Vương - Đình Thụ Hoàng Văn Hòe
Niên biểu các nhân danh của những triều vua Việt Nam - Đặng Văn Châu
Giới thiệu sách báo
Mục lục phân tích bằng ngoại ngữ

Số 19 và 20 - Tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12 - 1970

Đặc khảo về Cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam
Lá thư tòa soạn
Hà Tiên, chìa khóa Nam Tiến của dân tộc Việt Nam xuống đồng bằng sông Cửu Long - Hãn Nguyên
Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long - Chặng cuối cùng của cuộc Nam Tiến - Nguyễn Văn Hầu
Nam Tiến Việt Nam - Nguyễn Đăng Thục
Lịch sử cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam - Phù Lang Trương Bá Phát
Vài nét về văn học nghệ thuật Việt Nam trên đường Nam Tiến - Nguyễn Văn Xuân
Những người Việt tiền phong trên bước đường Nam Tiến tại Cao Lãnh - Kiến Phong - Lê Hương
Việc khẩn hoang vùng Rạch Giá - Sơn Nam
Việc mãi nô dưới vòm trời Đông Phố và chủ đất thật của vùng Đồng Nai - Bình Nguyên Lộc
Cột đồng Mã Viện, nguyên tác của Đào Duy Anh - Nhất Thanh dịch
Đồ Bàn Thành Ký - Tô Nam dịch
Di tích Chiêm Thành tại Bình Định - Trần Nhâm Thân
Di tích và cổ vật Chiêm Thành tại Bình Thuận - Lê Hữu Lễ
Thư tịch về cuộc Nam Tiến - Trần Anh Tuấn
Giới thiệu sách báo
Phụ bản tám bản đồ

Số 21 - Tháng 1, 2, 3 - 1971

200 năm phong trào Tây Sơn
Lá thư tòa soạn
Phe chống đảng Tây Sơn ở Bắc với tập "Lữ Trung Ngâm" - Hoàng Xuân Hãn
Công chúa Ngọc Hân Bắc Cung Hoàng Hậu triều Quang Trung - Nhất Thanh
Cuộc khởi dấy và chiến tranh của Tây Sơn - Phù Lang Trương Bá Phát
Việc mất đất sáu châu Hưng Hóa - Nguyễn Toại
Thái độ "kẻ sĩ" triều Quang Trung - Nguyễn Đăng Thục
Kẻ sĩ đời Lê mạt (Giai đoạn Tây Sơn đánh Bắc Hà) - Phạm Văn Sơn
Nguồn động lực Nam Tiến với vùng đất Tây Sơn - Lý Văn Hùng
Chuyện còn truyền lại từ khi nhà Nguyễn Tây Sơn mất ngôi - Thúy Sơn
Những ngày tàn của Tây Sơn dưới mắt của giáo sĩ Tây Phương - Nguyễn Ngọc Cư
Sử học Tây phương sau Chiến tranh thế giới thứ hai - Hoàng Ngọc Thành
Giới thiệu sách báo

Số 22 - Tháng 4, 5, 6 - 1971

Lá thư tòa soạn
Phe chống đảng Tây Sơn ở Bắc với tập "Lữ Trung Ngâm" - Hoàng Xuân Hãn
Giao Châu thời Lục Triều - Bửu Cầm
Thủy trình đường ghe từ Huế (Thừa Thiên) ra Nam Định - Bùi Quang Tung
Vài tài liệu Pháp về cuộc khởi nghĩa Trương Công Định tại Gò Công - Nguyễn Ngọc Cư
Nguyễn Quyền (thời gian bị an trí ở Bến Tre) - Nguyễn Duy
Ngọc phả tướng công Đại vương công thần đời Trưng Vương - Đình Thụ Hoàng Văn Hòe
Tìm hiểu suối nước nóng thiên nhiên tại Bình Thuận - Lê Hữu Nghĩa
Chuyến du khảo vào nông trại Thới Sơn - Nguyễn Văn Hầu
Nguyên nhân vụ án Tiền-quân Thành - Tô Nam
Cao-Đạt trước một phiên tòa lịch sử - Đông Tùng
Tân Việt Cách mạng Đảng - tài liệu Sở mật thám Đông Dương (Nguyễn Ngọc Cư dịch)
Mỏ và tinh khoáng kỹ nghệ ở Việt Nam Cộng Hòa - Lạp Chúc Nguyễn Huy
Trung Việt văn hóa tạp luận - Mai Chưởng Đức dịch
Thử tìm hiểu vấn đề gia phả ở miền Nam - Nguyễn Đức Dụ
Khâm Định An Nam Kỷ Lược - Nguyễn Khắc Kham
Giới thiệu sách báo
Tin tức đặc biệt
Phụ trương
Quelques documents inédits sur la révolte de Trương-Công-Định à Gò Công (1861-63) - Bùi Quang Tung

Số 23 và 24 - Tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12 - 1971

Đặc Khảo Đà Lạt
Lá thư tòa soạn
Một vài ký vãng về hội nghị Đà Lạt - Hoàng Xuân Hãn
Lịch sử phát triển Đà Lạt (1893 - 1954) - Hãn Nguyên
Ít dòng nhật ký về hội nghị trừ bị Đà Lạt 1946 - Trần Văn Tuyên
Bác sĩ Yersin, người đầu tiên tìm ra vùng đất Đà Lạt - Nguyễn Văn Y
Ấp Hà Đông - Nguyễn Nhân Bằng
Các điều kiện đất đai và vài cảm nghĩ về sinh môi tại vùng Đà Lạt - Thái Công Tụng
Vài nét đại cương về hình thể đất đai của vùng Đà Lạt (Tuyên Đức) - Võ Đình Ngộ
Địa chất vùng Đà Lạt - Nguyễn Văn Vân
Khí hậu Đà Lạt - Nguyễn Kim Môn
Rau Cải Đà Lạt - Vũ Văn Tiếp
Quần thụ Thông 3 lá ở cao nguyên Đà Lạt: Một tài nguyên thiên nhiên quan trọng cần phải cứu vãn - Nguyễn Hữu Đính và Nguyễn Hữu Hài
Tình trạng hiện tại và triển vọng tương lai của ngành trồng cây ăn trái ôn đới tại Đà Lạt - Phạm Văn Lộc
Thông hai lá ở cao nguyên Đà Lạt - Nguyễn Văn Tài
Khái lược về sinh hoạt nhân văn và kinh tế của Đà Lạt - Phạm Văn Lưu và nhóm sử địa Đà Lạt
Phần chỉ dẫn du lịch về thành phố Đà Lạt - Nhóm sử địa Viện Đại học Đà Lạt
Bản đồ du lịch thành phố Đà Lạt - Bản đồ Đà Lạt và các vùng phụ cận và 30 phụ bản - Nha Địa Dư Quốc gia

Số 25 - Tháng 1, 2, 3 - 1972

Lá thư tòa soạn
Phe chống đảng Tây Sơn ở Bắc với tập "Lữ Trung Ngâm" - Hoàng Xuân Hãn
Một quyển sử - Nhất Thanh
Tương quan giữa những hình chạm trên trống đồng Việt tộc và bài "Đồng Quân" trong Sở Từ - Bửu Cầm
Hoạch định và phát triển nông nghiệp dựa vào các vùng thiên nhiên ở Nam Việt Nam - Thái Công Tụng
Bọn Cờ Đen hạ sát Francis Garnier - Phù Lang Trương Bá Phát
Gia đình và Gia phả - Dã Lan Nguyễn Đức Dụ
Một chuyến ghé thăm giã từ xứ Chàm Bình Thuận - Tạ Chí Đại Trường
Tân Việt Cách mạng Đảng - Sở Mật Thám Đông Dương (Nguyễn Ngọc Cư dịch)
Thư tịch chú giải lịch sử Việt Nam qua Tạp chí Revue Indochinoise (1893-1925) - Trần Anh Tuấn
Trung Việt văn hóa luận tập - Mai Chưởng Đức dịch
Phái đoàn thám hiểm sông Cửu Long Doudart De Lagrée (1866-1868) - Trần Anh Tuấn
Giới thiệu sách báo

Số 26 - Tháng 1, 2, 3 - 1974

Kỷ niệm 300 năm ngưng chiến nam bắc phân tranh thời Trịnh Nguyễn
Lá thư tòa soạn
Đúng ba trăm năm trước - Hoàng Xuân Hãn
Khảo sát một tài liệu lịch sử quý giá - có hay không niên hiệu "Hàm Nghi năm thứ IV" - Nguyễn Quang Tô
Mấy khu lăng mộ miền châu thổ Long Giang liên quan đến Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Hầu
Duyên văn tự đưa tới sự nghiệp cách mạng - Sự gặp gỡ giữa cụ Phan Bội Châu và cụ Nguyễn Thượng Hiền - Hồng Liên Lê Xuân Giáo
Các điều kiện đất đai tại đồng bằng Ninh Thuận - Thái Công Tụng
Từ vụ ám sát Bazin năm 1929 đến cuộc khởi nghĩa Yên Báy năm 1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng - Trương Ngọc Phú
Trần Thái Tông và tác phẩm Khóa Hư Lục - Lê Hữu Mục
Chiến trận Tham Lương năm Nhâm Dần (1782) - Phù Lang Trương Bá Phát
Văn khố Việt Nam - Nguyễn Hùng Cường
Các tính ngôi vị các ông Tổ trong gia phả - cách vẽ phả đồ - Dã Lan Nguyễn Đức Dụ
Thượng kinh ký sự - Ứng Nhạc Vũ Văn Đĩnh
Đọc sách báo
Số 27 và 28

Số 29 - Tháng 1, 2, 3 - 1975


Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa
Thử đặt "vấn đề Hoàng Sa" - Nguyễn Nhã
Quần đảo Hoàng Sa - Hoàng Xuân Hãn
Phúc trình về công tác nghiên cứu phốt-phát lần cuối cùng tại quần đảo Hoàng Sa của phái đoàn chuyên viên hỗn hợp Nhật-Việt vào mùa thu năm 1973 - Trần Hữu Châu
Phúc trình cuộc thám sát hòn Nam Yít thuộc quần đảo Trường Sa vào mùa thu năm 1973 - Trịnh Tuấn Anh
Những sử liệu tây phương minh chứng chủ quyền của Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến nay - Thái Văn Kiểm
Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Đông Hải - Lam Giang
Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam - Lãng Hồ
Những sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua nhiều thế kỷ - Hãn Nguyên
Thử khảo sát về quần đảo Hoàng Sa - Sơn Hồng Đức
Hoàng Sa dưới mắt nhà địa chất H. Fontaine - Lạp Chúc Nguyễn Huy
Phương diện địa danh học của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Võ Long Tê
Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Quốc Tuấn
Hoàng Sa qua vài tài liệu văn khố của Hội Truyền giáo Ba Lê - Nguyễn Nhã
Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc tới nay - Bà và Ông Trần Đăng Đại
Hoàng Sa qua những nhân chứng - Trần Thế Đức
Thư mục chú giải về Hoàng Sa - Nhóm thư tịch sử địa
Phụ lục: Biến cố Hoàng Sa tạo phấn khích sáng tác Đại hùng ca - Phạm Thiên Thư

BẠN CẦN HỖ TRỢ

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com

ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126